Thần đạo và Phật giáo Mỹ học Nhật Bản

Tuy Thần đạo định lề lối của mỹ học Nhật Bản qua sự nhấn mạnh tính toàn vẹn của thiên nhiên và tính cách trong đạo đức với sự tôn vinh cảnh quan, và được cho là nguồn gốc của văn hóa Nhật,[3] nhưng chính Phật giáo Nhật Bản ảnh hưởng các khái niệm mỹ học của Nhật Bản sâu sắc nhất.[4] Theo Phật giáo, mọi thứ hoặc đang phát sinh từ hoặc đang tan biến về hư vô. Nhưng cái “hư vô” này không phải là không gian trống rỗng, mà là tiềm năng.[5] Nếu biển là tiềm năng thì mỗi thứ giống như một làn sóng lên từ nó và xuống về nó vậy. Không có sóng nào là vĩnh viễn cả; ngay cả khi ở đỉnh, làn sóng vẫn không hoàn thành. Thiên nhiên được xem là một tổng thể sinh động, đáng được ngưỡng mộ và thưởng thức. Sự trân trọng thiên nhiên này là nền tảng của nhiều khái niệm mỹ học, bộ môn "nghệ thuật" và các đặc sắc văn hóa khác của Nhật Bản. Về mặt này thì nghệ thuật Nhật khá khác nghệ thuật phương Tây.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mỹ học Nhật Bản //www.amazon.com/dp/B0006BOJ8C http://bonsaibeautiful.com/nature_of_garden_art/ja... http://global.mitsubishielectric.com/tasteofjapan/... http://nobleharbor.com/tea/chado/WhatIsWabi-Sabi.h... http://uniorb.com/ATREND/Japanwatch/cute.htm http://kuscholarworks.ku.edu/dspace/bitstream/1808... http://plato.stanford.edu/entries/japanese-aesthet... http://www.art.unt.edu/ntieva/download/teaching/Cu... http://www.aesthetics-online.org/articles/index.ph... http://libmma.contentdm.oclc.org/cdm/compoundobjec...